Tổ chức Activation là một cụm từ không chỉ luôn được nhắc đến mà còn được sử dụng rộng rãi trong những hoạt động tiếp thị nhằm thu hút khách hàng, đánh bóng thương hiệu và tăng sự tương tác với khách hàng. Vậy tổ chức activation là gi? Có 7 hình thức tổ chức activation hiệu quả nào? Bài viết dưới đây của Redhexa sẽ giúp bạn hiểu hơn về tổ chức activation.
Tổ chức activation là gì?
Tổ chức activation là hoạt động tiếp thị thương hiệu, được tổ chức ở những nơi công cộng như chợ, công viên, trung tâm mua sắm,…Các hoạt động này nhằm đánh bóng thương hiệu, quảng bá về sản phẩm, dịch vụ hoặc sự kiện mới ra mắt của một thương hiệu.
Việc tổ chức và triển khai activation kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, thậm chí vài tháng, và được tổ chức đa dạng hình thức khác nhau. Vì vậy, những chương trình thường không bị gò bó trong khuôn khổ quy định. Thông thường các activation sẽ bao gồm những thành phần như PB – PG, standee, quầy trưng bày sản phẩm, background, sampling,…
7 hình thức tổ chức activation hiệu quả
1. Khuyến thị (Promotions)
Tập trung vào hoạt động xây dựng các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng kèm, combo… để thu hút khách hàng và phủ rộng độ nhận diện thương hiệu. Là những hoạt động như bốc thăm trúng thưởng, minigames tạo sự hứng thú và lôi cuốn đến khách hàng.
2. Tiếp thị trực tuyến (Digital Marketing Campaigns)
Ưu tiên áp dụng công cụ, phần mềm kỹ thuật số để tổ chức activation, hình thức này giúp thu hút và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trên mọi khu vực địa lý hay chỉ tập trung vào khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng dàng kiểm soát, thống kê và quản lý chiến lược marketing.
3. Tiếp thị dựa vào trải nghiệm (Experiential Marketing)
Tạo cơ hội cho khách hàng có thể trải nghiệm, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ trực tiếp. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp lan tỏa hình ảnh thương hiệu và xây dựng lòng tin với khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ. Nhằm nâng cao hiệu quả, doanh nghiệp nên chuẩn bị sản phẩm và dịch vụ cẩn thận, kỹ lưỡng để đảm bảo khách hàng có trải nghiệm hài lòng nhất.
4. Tổ chức activation thương hiệu tại cửa hàng (In-Store Brand Activation)
Giúp cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ ngay tại cửa hàng của doanh nghiệp, thay vì tổ chức tại các địa điểm bên ngoài như công viên, trung tâm thương mại, chợ,…. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quan sát, điều phối, thu hút và tương tác với khách hàng trực tiếp. Ngoài ra sẽ còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí di chuyển.
5. Phát mẫu thử (Sampling campaigns)
Chiến dịch phát mẫu dùng thử, thường diễn ra ở siêu thị, công viên, trung tâm thương mại,… Nếu mẫu thử làm hài lòng khách hàng, sản phẩm doanh nghiệp sẽ thu hút nhiều sự quan tâm hơn. Các PG – PB ưa nhìn, hoạt ngôn và hiểu về sản phẩm giúp thu hút khách hàng hiệu quả.
Tham khảo thêm => Tổ chức sampling là gì? Quy trình sampling sản phẩm hiệu quả
6. Truyền thông mạng xã hội (Social Media Contests)
Với số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam là hơn 72 triệu người. Đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp có thể tận dụng tổ chức activation trên nền tảng này để tiếp cận nhanh và nhiều nhất với đa dạng khách hàng mục tiêu, tiềm năng và duy trì tương tác với khách hàng cũ.
7. Tiếp thị di động (Mobile Marketing)
Xoáy vào việc dùng app, SMS, các công nghệ di động khác để tương tác và tiếp cận khách hàng. Cụ thể là gửi tin nhắn quảng cáo các chương trình hiện hành của doanh nghiệp như: tặng kèm, mã giảm giá, voucher mua hàng hoặc thông báo về việc tổ chức các trò chơi trên ứng dụng di động.
Tham khảo thêm => Những lưu ý khi lựa chọn công ty tổ chức activation phù hợp
Tổng kết
Với sự phổ biến và đa dạng của các chương trình activation, nhiều công ty cũng đã và đang cung cấp những loại dịch vụ này ngày càng nhiều. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm một đơn vị chuyên nghiệp, uy tín, chuyên cung cấp dịch vụ tổ chức activation hiệu quả với giá cả phù hợp, phải chăng thì Redhexa là lựa chọn hợp lý và đáng tin cậy.
Bài viết liên quan: